Mụn Bọc Không Đầu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn

Mụn Bọc Không Đầu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn

Mụn bọc không đầu vừa sưng vừa đau. Đã thế mụn còn khó xử lý. Có trường hợp cứ nặn hết rồi lại lên và cuối cùng là sẹo và thâm đen ở da. Vậy mụn bọc không đầu là gì, nguyên nhân nào gây ra mụn bọc và liệu có thể điều trị mụn này hay không? Hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết về dạng mụn trứng cá này bạn nhé!

Mụn bọc không đâu là như thế nào?

Mụn bọc không đầu chính xác là tình trạng mụn trứng cá viêm. Các nốt mụn bọc phát triển sâu dưới bề mặt da và xuất hiện kèm với cảm giác sưng đau. Ban đầu, chúng ta sẽ khó quan sát nhân mụn và cho rằng đây là dạng mụn không nhân, không đầu.

Tuy nhiên, đến một lúc này đó, mụn sẽ ngày một lớn hơn, nhô cao hẳn lên bề mặt da và nhân mụn sẽ xuất hiện. Nhân mụn thường sẽ là dịch lỏng, mủ với màu trắng hoặc vàng. Và nếu như không được xử lý đúng cách, da sẽ bị tổn thương. Mụn bọc sẽ để lại sẹo rỗ và cả thâm sẹo.

Dấu hiệu nhận biết mụn bọc không đầu là gì?

Mụn bọc không đầu thường xảy ra ở người có làn da dầu nhờn. Thời điểm cơ thể bị rối loạn nội tiết sẽ khiến cho da tiết nhờn nhiều hơn. Lúc này, tình trạng mụn viêm cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Các nốt mụn bọc không đầu sẽ có cơ hội biểu tình.

Không khó để chúng ta phát hiện ra mình bị mụn bọc. Thường mụn sẽ phát triển ở nơi có tuyến chất nhờn hoạt động mạnh. Trong đó có cằm, viền hàm, má và hai bên cánh mũi. Mụn bọc cũng có thể phát triển ở các vùng khác như lưng, bụng, ngực nhưng tỷ lệ thường ít hơn.

Dấu hiệu nhận biết mụn bọc không đầu gồm:

  • Da xuất hiện các chấm đỏ và bị sưng nhẹ. Ngay lúc này, người bệnh đã cảm thấy cảm giác đau nhức tại chỗ.
  • Sau một vài giờ, một vài ngày, các chấm đỏ sẽ gia tăng kích thước và da cũng sẽ bị đỏ hơn.
  • Quan sát thấy vùng da mụn bị sưng to hơn nhưng lại không nhìn thấy nhân mụn hoặc đầu mụn.
  • Sau 3-5 ngày xuất hiện, bên trong mụn sẽ ứ dịch/ mủ và chuyển sang màu trắng/ vàng. Tuy nhiên vẫn không nhìn thấy đầu mụn.
  • Người bệnh tiếp tục chịu cảm giác đau đớn, khó chịu. Và tình trạng mụn thường kéo dài dai dẳng.
  • Các nốt mụn bọc có xu hướng tự vỡ khiến cho da bị tổn thương.

    Nguyên nhân gây mụn bọc không đầu là gì?

    Mụn viêm nói chung là mụn bọc không đầu là hệ quả của việc bít tắc chân lông. Các nguyên nhân gây mụn phổ biến như sau:

    Hoạt động tiết nhờn của da

    Tuyến chất nhờn làm việc nhằm duy trì độ ẩm tự nhiên cho da. Nhưng ở trong một số trường hợp, tuyến chất nhờn làm việc quá mức hay nói cách khác là tăng tiết bã nhờn. Điều này làm cho da của bạn dễ bám bụi và lỗ chân lông sẽ bị bít tắc. Lâu dần, mụn trứng cá sẽ xuất hiện. Bao gồm cả mụn viêm và mụn không viêm.

    Tế bào chết của da

    Tế bào chết được hình thành do sự sừng hóa nang lông. Quá trình này có lợi cho da bởi nó sẽ giúp tăng cường tái tạo da. Tuy nhiên, nếu da có quá nhiều tế bào chết, tích tụ lâu ngày thì sẽ lại là trở ngại.

    Tế bào chết sẽ khiến cho da bị dày hơn, sần sùi. Làm cho các chân lông bị bít tắc và từ đó gây ra các vấn đề về lão hóa cũng như mụn trứng cá. Do đó, có thể xem sừng hóa da chính là nguyên nhân gây mụn bọc không đầu.

    Hoạt động của vi khuẩn trên bề mặt da

Nếu quan sát da dưới các thiết bị chuyên dụng. Chúng ta sẽ thấy da của người bị mụn bọc sẽ có các đốm ánh sáng đa màu. Đây chính là dịch tiết của vi khuẩn gây mụn. Và sự phát triển của vi khuẩn chính là nguyên nhân khiến cho mụn trứng cá phát triển mạnh mẽ, khó kiểm soát hơn. Thường nó sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn viêm.

Quá trình viêm của da

Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến mụn bọc không đầu chính là quá trình viêm của da. Quá trình viêm sẽ khiến cho làn da của bạn nổi nhiều mụn bọc hơn. Các nốt mụn ngày một to và bị sưng viêm nghiêm trọng. Nếu không điều trị mụn đúng cách thì hậu quả để lại sẽ là việc ra bị sẹo rỗ lõm và thâm…

Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng mụn bọc không đầu:

  • Chế độ ăn uống với nhiều đồ ăn chiên rán, đồ ăn chứa nhiều đường hoặc sữa động vật.
  • Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể ở một số thời kỳ như dậy thì, thay kỳ, kinh nguyệt hoặc do stress kéo dài.
  • Không chú trọng đến việc vệ sinh da. Lười dùng sữa rửa mặt, lười tẩy trang và tẩy tế bào chết.
    • Sử dụng mỹ phẩm có chất lượng kém và thói quen trang điểm quá đậm, thường xuyên trang điểm.
    • Tác dụng phụ của thuốc hoặc ảnh hưởng của các bệnh lý trong cơ thể của bạn…

    Mụn bọc không đầu có thể nặn được không?

    Các chuyên gia cảnh báo, bạn không nên tự ý nặn mụn bọc không đầu. Nhất là khi mụn mới xuất hiện. Bởi khi này, mụn còn non và nhân mụn vẫn nằm sâu trong da. Nếu nặn mụn ở thời điểm này, da của bạn sẽ bị tổn thương nhiều hơn. Không những thế, mụn lại có nguy cơ tái phát.

    Hãy đợi sau một vài ngày để các nốt mụn bọc già hẳn. Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy nhân mụn màu trắng ở bên trong. Việc nặn mụn sẽ cần được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa, với dụng cụ vô trùng để tránh nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, kỹ thuật nặn mụn bọc không đầu phải thật cẩn thận để không làm cho da bị tổn thương nhiều.

    Sau khi nặn mụn, bệnh nhân cần chú ý đến việc vệ sinh da sạch sẽ để vi khuẩn không thể tấn công vào tổn thương. Và đừng quên tuân thủ yêu cầu chăm sóc và điều trị tại nhà được chuyên gia đưa ra nhé.

    Điều trị mụn bọc không đầu bằng cách nào?

    Có nhiều cách giúp chúng ta điều trị tình trạng mụn bọc không đầu. Cách đơn giản nhất là dùng sản phẩm điều trị tại chỗ. Các loại thuốc bôi, thuốc chấm mụn có thể giúp làm cải thiện tình trạng sưng viêm. Tuy nhiên, nếu bạn bị nổi nhiều mụn và mụn viêm nặng thì thuốc bôi sẽ kém hiệu quả.

    Khi này, bạn cũng không thể tiến hành nặn mụn. Hãy thăm khám chuyên gia ngay để được tư vấn các giải pháp điều trị an toàn sau:

    Dùng thuốc được kê đơn bởi chuyên gia

    Không chỉ là thuốc bôi, bạn sẽ cần sử dụng thuốc uống để “diệt” các nốt mụn bọc. Thuốc được chuyên gia kê đơn có thể là Isotretinoin, clindamycin, thuốc tránh thai để kháng hormone… Trong đó, iso sẽ là thuốc cho tác dụng mạnh mẽ nhất và thường sẽ là chỉ định cuối cùng. Thuốc trị mụn đều có thể gây tác dụng phụ nên cần được dùng với sự kiểm soát của chuyên gia .

    Liệu pháp ánh sáng trong điều trị mụn bọc

    Laser xung dài 1064mn

    Loại laser này sẽ giúp chúng ta điều trị trứng cá viêm đang hoạt động, hoặc #IPL điều trị mụn trứng cá viêm. Mụn trứng cá đầu đen được điều trị bằng laser xung dài bước sóng kép 1064 và 755 nm. Thời gian thực hiện 20-30 phút

    Laser than hoạt hoặc laser xung dài

    Lựa chọn hoàn hảo trong phác đồ điều trị tình trạng da dầu và lỗ chân to, thời gian thực hiện từ 20-30 phút. Rất nhẹ nhàng, không gây cảm giác đau rát như các loại laser khác.

    Mặt nạ ánh sáng sinh học IPL

    Điều trị mụn bằng ánh sáng được lựa chọn nhiều bởi nó tiết kiệm chi phí hơn so với các công nghệ quang học thẩm mỹ khác. Đối với trường hợp mụn nặng, để có hiệu quả tốt chuyên gia thường khuyến cáo chiếu 15 phút/lần, cách nhau 5 – 7 ngày/ lần, sau đó có thể kết hợp chiếu ánh sáng đỏ.

    Một số các phương pháp có thể được áp dụng gồm tiêm meso, điện chuyển ion… Liệu phác đồ điều trị mụn bọc không đầu có thể bao gồm nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Do đó, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

    Dr.thaiha, khách hàng sẽ được điều trị các vấn đề da liễu bằng cách kết hợp nhiều phương pháp chữa mụn bọc không đầu. Bao gồm chiếu ánh sáng sinh học, lấy nhân mụn, đắp mặt nạ, điện di, laser. Đảm bảo quá trình điều trị an toàn, không đau, không tác dụng phụ, không gây hại cho da và cơ thể.

  • Nếu bạn đang bị mụn viêm nói chung và mụn bọc nói riêng, hãy liên hệ với Cherry Nguyễn để có sự tư vấn chi tiết nhất nhé! 

    ————————————–
    ?????? ?????̂̃? – ?????? ??????
    ☎ Hotline: 090 123 45 35-0879330330
    ? Địa chỉ:
    27/61 yersin P10 Đà Lạt Lâm Đồng
    220/2 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận
    #cherrynguyen #laohoasom #nepnhan. #massage. #dalat #goidauduongsinhdalat

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *