Tiêm filler xong bị cứng phải làm sao? Nguyên nhân là gì?

Tiêm filler xong bị cứng phải làm sao? Nguyên nhân là gì?

Tiêm filler làm đẹp không còn xa lại gì mới các bạn hiện nay, nhất là các chị em phụ nữ, chúng giúp bạn sở hữu khuôn mặt hoàn hảo tự nhiên. Tuy nhiên, không phải lúc nào tiêm filler cũng cho ra hiệu quả như ý, có một số trường hợp tiêm filler xong bị cứng, tiêm filler xong bị bầm tím hay ngứa. Cùng tìm hiểu qua nguyên nhân và cách phòng ngừa ở bài viết này.

Một số đặc điểm nổi bật của tiêm filler

Tiêm filler là một trong những phương pháp làm đẹp được nhiều chị em yêu thích và ưa chuộng hiện nay, nhờ vào việc tiêm chất làm đầy. Chất làm đầy filler là một dạng chất làm đẹp có cấu tạo tương tự như câu trúc trong cơ thể, chúng sẽ được bác sĩ tiêm trực tiếp lên những vùng da khuyết điểm trên cơ thể. Như những vùng da bị nhăn nheo, bị chảy xệ, bị thâm sạm, sẹo lồi, sẹo rỗ….

Từ đó, giúp cải thiện và phục hồi tình trạng da giúp da trở nên căng mịn, đàn hồi với các tế bào cơ được nâng cao, da mặt bằng phẳng và trở nên đều màu, thon gọn hơn. Tiêm filler thường được dùng nhiều tại các vùng khác nhau trên cơ thể như: trán, cằm, mũi, gò má, đuôi mắt, môi, tai, rảnh cười, khóe miệng, mông,…

Đặc biệt, chất làm đầy filler còn có công dụng tạo hình tại một số vùng như sóng mũi, cằm, thái dương,… Giúp bạn có được sóng mũi cao, thẳng với đôi cằm V- line mà không cần dùng đến dao kéo hay phẫu thuật. Chính vì vậy, mà tiêm filler được đánh giá cao là phương pháp mang đến vẻ ngoài hoàn hảo tự nhiên, an toàn nhất được các chị em lựa chọn hiện nay.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp sau khi tiêm filler xong bị cứng, tiêm filler xong bị tím hay bị bầm và bị ngứa. Điều này gây mất thẩm mỹ cũng như khiến nhiều chị em lo lắng, không biết nguyên nhân do đâu mà da lại xuất hiện tình trạng này và có gây nguy hiểm hay không?

Nguyên nhân khiến tiêm filler xong bị cứng

Tình trạng tiêm filler xong bị cứng hay tiêm filler xong bị bầm tím, ngứa chủ yếu do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:

Chất lượng tiêm filler

Chất lượng tiêm filler là yếu tố quan trọng quyết định kết quả thành công hay thất bại của phương pháp làm đẹp bằng filler. Vì trong các thành phần chất filler kém chất lượng, thường có chứa các chất hóa học độc hại gây ảnh hưởng xấu và gây hại cho da.

Khi bạn sử dụng chất làm đầy filler kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ rất dễ khiến da bị kích ứng, sưng, bầm, tím, cứng thậm chí nặng hơn là bị hoại tử.

Tiêm filler quá liều

Mỗi người sở hữu cơ địa khác nhau, chính vì vậy khi thực hiện tiêm filler các chuyên gia cũng thực hiện tiêm hàm lượng chất làm đầy filler phù hợp vào cơ thể. Do đó, mà mức tiêm filler của mỗi người tại cùng một vị trí sẽ có hàm lượng khác nhau.

Nếu chuyên gia không xác định được hàm lượng và liều dùng, tiêm quá liều sẽ gây tác động đến các mao mạch. Tình trạng này sẽ khiến cho máu không được lưu thông đều, dẫn đến tình trạng da bị bầm tím, cứng đơ.

Tay nghề kỹ thuật viên kém

Tiêm filler là kỹ thuật làm đẹp đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề và kỹ thuật chuyên môn cao. Đồng thời, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tiêm filler được bao lâu.

Bởi vì vị trí tiêm filler là những vị trí nguy hiểm, nếu không cẩn thận tiêm filler trúng phải động mạch máu sẽ dẫn đến tình trạng máu khó đông, tích tụ lại tạo nên vết bầm, tím và da bị cứng, nặng hơn nữa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Công nghệ trang thiết bị chưa được vô trùng

Trang thiết bị, công nghệ thực hiện tiêm filler ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện. Nếu các trang thiết bị, dụng cụ dùng trong quá trình tiêm filler không được khử trùng, hay khử trùng chưa sạch sẽ khiến cho các vi khuẩn xâm nhập. Khiến da sau khi tiêm filler xong bị cứng, bầm và nhiễm trùng, gây ngứa.

Do chế độ chăm sóc sau khi tiêm

Quá trình chăm sóc da sau khi tiêm filler, cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tiêm filler xong bị cứng, tím. Do bạn không kiêng cữ và chăm sóc da không đúng cách gây nên, vì thế bạn cần cẩn thận chăm sóc da thật kỹ sau khi tiêm filler, để giúp vết thương màu phục hồi và lành lại.

Vì những nguyên nhân trên khiến cho kết quả tiêm filler không tốt như mong đợi, làm nhiều bạn bất an, lo lắng.Vậy sau khi tiêm filler xong bị cứng, tiêm filler xong bị tím bầm, tiêm filler bị ngứa thì có nguy hiểm không?

Tiêm filler xong bị ngứa, cứng và bầm tím có nguy hiểm không?

Đối với hiện tượng tiêm filler bị cứng đa phần là do bị vi khuẩn hay vật lạ xâm nhập, khiến cho lớp mô tế bào xung quanh da bị sưng cứng lên. Không chỉ vậy, sau khi tiêm filler có một số bạn da sẽ bị thâm, bị bầm hay bị tấm xung quanh. Mức độ da bị cứng và bị bầm, thường nằm trong giới hạn mà bạn có thể chịu đựng được.

Việc tiêm filler xong bị bầm, tím, cứng khiến cho việc sinh hoạt cũng như ăn uống trở nên khó khăn, bất tiện hay nặng hơn là mất ngủ do ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, vì tình trạng này không gây nguy hiểm cho cơ thể và chúng có thể tự hồi phục, cũng như khắc phục được.

Sau một thời gian thì cơ thể sẽ quen và sẽ tự động làm mềm phần bị cứng, các vết bầm tím trên da cũng sẽ biến mất, tình trạng ngứa ngáy cũng khuyên giảm nhanh chóng. Da sẽ trở nên căng mịn, trắng sáng đều màu với kết quả làm đẹp như mong đợi.

Tuy nhiên, nếu sau một thời gian dài mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, các vết tiêm xong bị ngứa, thâm và cứng ngày một nặng hơn. Thậm chí còn kèm theo cảm giác đau nhức, mưng mủ,… Thì bạn nên đến ngay cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp để được các bác sĩ hỗ trợ thăm khám. Vì các tình trạng này được xem là chuyển biến xấu, dễ khiến da bị hoại tử.

Tiêm filler bị cứng bao lâu?

Thông thường sau khi tiêm filler xong bị cứng thì sau tầm khoảng 1 – 2 tuần, tình trạng da bị cứng sẽ biến mất hoàn toàn. Tùy theo các yếu tố ảnh hưởng mà thời gian da bị cứng sẽ biến mất nhanh hơn hoặc cũng có thể lâu hơn.

Mặt khác, tiêm filler bị cứng bao lâu điều này còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như công nghệ bạn sử dụng, cơ địa của mỗi người, tay nghề của chuyên viên. Nếu sau khoảng 14 ngày, tiêm filler vẫn còn cứng và không biến mất, bạn có thể tham khảo y bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.

Tiêm filler bao lâu thì mềm?

Thông thường, sau khoảng 3 – 5 ngày, sau khi tiêm filler, đôi môi của bạn sẽ mềm mại. Điều này sẽ xảy ra đối với các bạn có cơ địa tốt, làn da nhanh lành lại và biết cách chăm sóc hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ghi nhận sau khi tiêm filler môi cứng đờ 1 – 2 tuần hay cả tháng.

Đối với tình trạng này, bạn nên gặp bác sĩ để hiểu rõ hơn và biết cách điều trị kịp thời. Như vậy, bạn đã biết được câu trả lời tiêm filler bao lâu thì mềm cũng như sau khi tiêm filler bao lâu thì mềm.

Tiêm filler xong bị tím bao lâu?

Tình trạng tiêm filler xong bị bầm tím thường có thời gian phục hồi và biến mất nhanh hơn tình trạng da bị cứng. Thông thường các vết bầm sẽ biến mất tầm từ 2 – 4 ngày, hoặc lâu hơn tùy vào cơ địa và quá trình chăm sóc da sau tiêm filler.

Tuy nhiên, nếu sau quá 6 ngày sau khi tiêm filler, mà tình trạng tiêm filler xong bị bầm vẫn chưa hết và vết bầm chưa tan. Bạn nên tìm đến ngay bác sĩ, vì đây là dấu hiệu của việc da bị viêm nhiễm, là trường hợp nặng.

Do tình trạng tím, bầm là phản ứng nhẹ nên chỉ có những nốt bầm nhỏ màu tím nhẹ, màu đỏ và nhanh lành lại. Việc da lâu lành là thể hiện các mạch máu trên da đang bị tổn thương, có thể là vỡ mạch máu.

Tiêm filler bị ngứa bao lâu?

Tình trạng tiêm filler xong bị ngứa sẽ mất trung bình 3 – 5 ngày thì da mới hết bị ngứa. Sau thời gian này da sẽ không còn khó chịu, ngứa ngáy nữa. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt được đâu là ngứa do tiêm filler hay do một loại bệnh da liễu nào đó, để có thể xử lý kịp thời. Nếu tình trạng tiêm filler xong bị ngứa không ngừng diễn ra, lan tỏa và không được kiểm soát, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nhé.

Cách xử lý tình trạng tiêm filler xong bị cứng, ngứa, bầm tím

Sau khi tiêm filler xong bị cứng, hay bị ngứa và bầm tím đi kèm, các bạn nên chú ý một số vấn đề sau để có thể giúp da giải quyết và khắc phục tình trạng này như:

  • Đến các cơ sở thẩm mỹ, để bác sĩ hoặc chuyên viên thăm khám kiểm tra, giúp bạn khắc phục tình trạng một cách hiệu quả và nhanh chóng, an toàn cho da.
  • Uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hay những loại thuốc giảm đau sau khi tiêm filler.
  • Dùng đá lạnh để chườm lên da tiêm filler giúp tình trạng cứng, bầm tím và ngứa thuyên giảm.
  • Kiêng cữ ăn các loại thực phẩm có chứa chất gây hại cho da sau tiêm filler như: hải sản, rau muống, thịt bò, thịt gà, nếp,… hay những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng có chứa chất kích thích.
  • Bổ sung vào cơ thể các dưỡng chất giúp vết thương mau lành và giúp da trở nên hoàn hảo như ý muốn bằng các loại trái cây, có chứa hàm lượng vitamin A, vitamin C, vitamin B, vitamin E,…
  • Kết hợp massage nhẹ nhàng vùng da mới tiêm xong bị cứng, bầm và ngứa mỗi ngày, nhằm giúp tình trạng dịu đi và nhanh chóng loại bỏ hết tình trạng xấu này.

Ngoài việc biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tiêm filler xong bị cứng, tím bầm hay ngứa. Bạn nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ, cơ sở chất lượng để có thể phòng ngừa tình trạng tiêm filler xong bị bầm, cứng xảy ra.

 

————————————–
?????? ?????̂̃? – ?????? ??????
☎ Hotline: 090 123 45 35-0879330330
? Địa chỉ:
27/61 yersin P10 Đà Lạt Lâm Đồng
220/2 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Q. Phú Nhuận
#cherrynguyen #laohoasom #nepnhan. #massage. #dalat #goidauduongsinhdalat

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *